Books

The Lexus and the olive tree
Tác giả: ThomasL. Fieldman
định dạng: pdf
Giới thiệu
Xe Lexus                                                      Cây Oliu
           

Cuốn sách đưa ra giải đáp hay nhất (và lý thú nhất ) cho câu hỏi Toàn cầu hóa là gì ?

Để đọc cuốn Chiếc Lexus và cây ô liu (*), bạn phải chuẩn bị tinh thần sẵn sàng bị tác giả Thomas Friedman khiêu khích, đôi lúc đến chỗ cực đoan. Nhưng dù tán thành hay phản bác quan điểm của tác giả, sách buộc chúng ta phải đọc đến tận trang cuối cùng và mãi băn khoăn về số phận con người trong cơn lốc toàn cầu hóa.

Chiến tranh lạnh và toàn cầu hóa đều có những đặc trưng riêng được tóm tắt như sau:
Là một cây bút bình luận quan hệ quốc tế của tờ New York Times, Thomas Friedman có điều kiện đi khắp thế giới, tiếp xúc với đủ loại người, chứng kiến những biến cố lịch sử. Từ những kinh nghiệm ấy, Friedman đã viết cuốn Chiếc Lexus và cây ôliu, in lần đầu vào năm 1999 và ngay lập tức trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất, được bàn tán nhiều nhất về toàn cầu hóa.

Lời mở đầu
Đây là ấn bản bìa mềm cuốn Chiếc Lexus và cây Ô liu. Độc giả của ấn bản gốc bìa cứng sẽ thấy một số thay đổi so với ấn bản mới này. Nhưng luận thuyết chủ yếu của cuốn sách không thay đổi: Toàn cầu hoá không chỉ đơn giản là một trào lưu thời thượng mà đúng ra là một hệ thống quốc tế.
Hệ thống này bây giờ đã thay thế hệ thống Chiến tranh Lạnh và cũng như hệ thống Chiến tranh Lạnh, toàn cầu hóa có quy tắc và lôgic riêng hiện đang trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến chính trị, môi trường, địa chính trị và kinh tế của hầu như mọi nước trên thế giới. Thế những thay đổi gồm những gì?
Tôi đã sắp xếp lại các chương đầu để độc giả nhận định và tiêu hóa luận thuyết chủ yếu của tôi dễ dàng hơn. Tôi cũng sử dụng thời gian từ lúc cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên vào tháng Từ năm 1999 để thu thập thêm chứng cứ và để cập nhật, mở rộng cuốn sách với mọi tiến bộ khoa học và thị trường đã nâng cao toàn cầu hóa thêm một bước nữa. Tôi cũng đã xem xét lại một số tiểu luận đề gây tranh cãi trong cuốn sách này. Một trong số đó là Lý thuyết vòng cung vàng – cho rằng chưa có hai nước nào có tiệm ăn McDonald từng giao chiến với nhau từ khi có mặt McDonald.
Tôi thấy lôgic đằng sau lý thuyết này được củng cố hơn bao giờ hết và tôi đã trả lời cho những ai nghi ngờ lý thuyết này sau khi xảy ra chiến tranh Kosovo. Một thay đổi khác là chương trước đây đặt tên “Mua Đài Loan, giữ lại Ý, bán Pháp” nay được tách thành hai chương. Chương mới mang tên “Tạo lập, thích nghi và những cách tư duy mới khác về quyền lực”, dựa trên một câu hỏi tôi nêu lên trong ấn bản đầu tiên: Nếu quyền lực kinh tế trong hệ thống toàn cầu hóa đầu tiên dựa vào số máy tính cá nhân trong hộ gia đình ở một nước, sau đó là băng thông Internet trên đầu người trong một nước, còn sau đó là gì?
Chương này cố gắng trả lời câu hỏi đó bằng cách xem xét các cách mới khai sinh để đo cường quyền lực kinh tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Cuối cùng, tôi đã cố gắng trả lời một số câu hỏi thường được độc giả ấn bản đầu tiên nêu lên: “Ông miêu tả hệ thống mới này như thế đó, tôi phải làm gì để chuẩn bị cho con cái thích ứng với nó?”; “Có Thượng đế trong không gian điều khiển học chăng?” – đấy là câu hỏi hàm ý “Giá trị đạo đức nằm ở đâu?”
Trật tự thế giới mới phát triển quá nhanh đôi lúc tôi ước gì đây là một cuốn sách điện tử mà tôi có thể cập nhật hàng ngày. Hy vọng mang tính thực tế hơn rằng sẽ có ngày trong nhiều năm tới cuốn sách này sẽ không còn nằm trên kệ “Vấn đề thời sự” trong hiệu sách nữa. Nó sẽ chuyển sang kệ sách “Lịch sử” – được nhớ đến như một trong những cuốn sách phát hiện và lần đầu tiên giúp định nghĩa hệ thống toàn cầu hóa mới mẻ đang chi phối chúng ta.
Thomas L. Friedman Bethesda, Md., Tháng Giêng 2000